Tủ điện công nghiệp

Tủ điện là gì?

Tủ điện là thiết bị được sử dụng trong hệ thống điện dân dụng cũng như công nghiệp để đóng cắt, phân phối nguồn điện thành nhiều nhánh, duy trì, bảo vệ thiết bị điện được an toàn cũng như thuận tiện cho việc lắp đặt sửa chữa hệ thống điện.

Đặc tính tủ điện cần đảm bảo tính bền bỉ, hoạt động liên tục trong mọi điều kiện thời tiết. Tủ điện được thiết kế dạng hộp có cánh đóng mở thuận tiện cho việc kiểm tra, sửa chữa và thay thế thiết bị. Vỏ tủ điện được làm bằng sắt mỏng được sơn tĩnh điện hoặc bằng Inox để đảm bảo chống gỉ sét trong điều kiện mưa nắng, ẩm và chống chịu tốt trong môi trường hóa chất.

 

Trong phạm vi công nghiệp tủ điện được chia thành nhiều loại, mỗi loại đảm nhận 1 số chức năng mục đích riêng biệt cụ thể. Để hiểu rõ chức năng cụ thể từng loại sẽ dễ dàng cho việc lựa chọn tủ điện dùng cho mục đích công trình.

Phân loại tủ điện 

1.Tủ điện tổng MSB

Tủ điện dùng để phân phối mạng điện hạ thế (Main Distribution Switchboard), tủ MSB là đầu vào cho toàn bộ hệ thống phân phối điện hạ thế của công trình điện. 

Tủ điện phân phối MSB có chức năng đóng cắt, bảo vệ, phân phối điện cho hệ thống phụ tải phía sau nó. Tủ điện được thiết kế nhiều ngăn, mỗi ngăn cho chức năng riêng biệt như: ngăn chứa ACB/MCCB tổng, ngăn chứa các MCCB/MCB ngõ ra tải, ngăn chứa tụ bù, ngăn chứa khối chuyển nguồn ATS, giám sát từ xa thông qua GPRS…. 

Tủ điện phân phối tổng MSB có phạm vi sử dụng trong các khu công nghiệp, khu dân cư, nhà máy, trường học, bệnh viện…Tủ điện tổng MSB được thiết kế và lắp ráp theo tiêu chuẩn IEC60439-1.

2.Tủ điện phân phối DB(Distribution Board)

Tủ này có vị trí đặt sau tủ phân phối tổng MSB thường đặt tại các nút của mạng điện hạ thế có nhiệm vụ cung cấp điện trực tiếp cho các thiết bị tiêu thụ điện. Tủ DB là loại tủ phân phối cấp nhỏ nhất, bên trong bao gồm các thiết bị cơ bản như: MCB/RCCB, đèn báo pha, cầu chì, một số trang bị thêm Volt kế, Ampe kế, bảo vệ mất pha, tụ bù…

Tủ điện phân phối DB thường được lắp đặt cho các công trình nhỏ, phân phối cho hệ thống thiết bị điện nhỏ, phân xưởng nhỏ, nhà hàng…

3.Tủ ATS

Tủ ATS (Automatic Transfer Switches) có vai trò đảm bảo duy trì hệ thống điện tiếp tục vận hành trong trường hợp sự cố điện xảy ra như: mất điện, dòng điện chập chờn, mất pha, ngược pha… Tủ có nhiệm vụ lấy nguồn điện dự phòng của nguồn điện thay thế một cách tự động thay thế cho nguồn điện chính từ lưới.

Nguồn dự phòng thường là máy phát để thay thế nguồn chính có công suất đủ lớn để chất lượng điện dự phòng được đảm bảo. Tủ ATS sẽ mang lại hoạt động thông suốt cho dây chuyền sản xuất nhà máy.

Khi có điện trở lại tủ ATS tự động chuyển ngược lại và sử dụng nguồn điện chính. Quá trình chuyển từ nguồn chính sang nguồn dự phòng và ngược lại mất khoảng từ 10 đến 30s. 

Tủ ATS tự động tắt khi lưới điện phục hồi mất khoảng từ 1 đến 2 phút. Tủ có 2 chế độ vận hành đó là chế độ tự động và chế độ bằng tay, người vận hành dễ dàng điều chỉnh thời gian chuyển mạch của tủ. 

Tủ ATS thường dùng cho những nơi phụ tải loại 1( những nơi quan trọng cần nguồn điện duy trì liên tục nếu mất điện sẽ ảnh hưởng lớn về kinh tế ) như bệnh viện, cơ quan chính phủ, hệ thống viễn thông, dây truyền sản xuất…

4.Tủ điện công tơ

Loại tủ điện này khá phổ biến và phổ biến, mục đích dùng để đo đếm điện năng tiêu thụ cho các hộ gia đình, kinh doanh sản xuất. Tủ điện công tơ được thiết kế cho 1 pha hoặc 3 pha tùy thuộc vào yêu cầu sử dụng.

Vị trí lắp đặt cho loại này cũng khá linh hoạt như cho hộ gia đình, tòa nhà, xưởng sản xuất…

 

5.Tủ điều khiển động cơ MCC 

Với nhu cầu tự động hóa các hệ thống động cơ điện ngày càng cao cho dây chuyền sản xuất, khởi động động cơ công suất lớn, điều khiển tốc độ, đổi chiều động cơ. Vì vậy tủ MCC được sinh ra nhằm hỗ trợ cho việc này để hệ thống hoạt động được an toàn, thông suốt.

Tủ điều khiển động cơ MCC (Motor Control Center) dùng để điều khiển và bảo vệ các động cơ, máy bơm, băng chuyền, xưởng sản xuất… có công suất lớn. 

Phương pháp điều khiển động cơ 

 Khởi động cứng: là phương pháp đóng điện trực tiếp cho động cơ bằng aptomat, contactor, phương pháp này thường dùng cho những động cơ có công suất thấp. Ưu điểm là đơn giản, chi phí thấp, hoạt động tương đối ổn định nhưng kém an toàn cho người vận hành.

Khởi động mềm: Với những động cơ có công suất lớn thì việc khởi động trực tiếp có thể gây mất an toàn cho người vận hành, thậm chí còn ảnh hưởng xấu đến lưới điện. Việc mở máy trực tiếp cho động cơ làm xung điện lớn có thể làm giảm tuổi thọ thiết bị, mức độ tự động hóa thấp.

Vì vậy cần có phương pháp khởi động động cơ gián tiếp nhằm bảo vệ động cơ và hệ thống lưới điện. Có nhiều phương pháp khởi động tùy thuộc vào mức độ phức tạp của hệ thống và yêu cầu của khách hàng như: khởi động sao – tam giác, khởi động mềm, dùng biến tần, PLC…

Tủ điều khiển động cơ MCC gồm những thành phần chính: Thiết bị đóng cắt MCCB/ MCB, thiết bị đo lường, contactor, rơ le, Timer, Biến tần, khởi động mềm…

6.Tủ tự bù công suất (Capacitor cabinet)

Tụ bù công suất phản kháng đảm nhận chức năng giảm công suất phản kháng (công suất vô công), tiết kiệm tối đa hao phí vô công. Phạm vi sử dụng của tụ bù trên các mạng điện có hệ số cảm kháng cao. Tụ bù công suất còn được gọi là tụ bù cosφ (cos phi).

Nguyên lý hoạt động của tụ bù công suất: Tủ được thiết kế nhằm duy trì độ lệch pha ở mức cao ( cos φ từ 0,93 -> 0.96). khi hệ số cosφ của lưới điện xuống mức thấp hệ thống tự động làm tăng cosφ lên nhằm ổn định lưới điện. 

Việc lưới điện có cosφ thấp sẽ làm xấu lưới điện và ảnh hưởng xấu đến thiết bị. Tủ tụ bù có nhiều phương pháp bù công suất phản kháng cho dòng điện. Như bù tập trung, bù riêng lẻ, bù theo nhóm, bù nền, bù động…

7.Tủ điện chiếu sáng

Là tủ cho hệ thống chiếu sáng đèn đường, công viên, khu giải trí, nơi công cộng… chủ yếu là nhiệm vụ đóng cắt cho hệ thống đền. Thành phần chính của tủ cũng gồm các thiết bị đóng cắt, bảo vệ cơ bản và hệ thế timer cài đặt thời gian tắt mở tự động hàng này.

Báo giá tủ điện

Hiện nay có rất nhiều đơn vị sản xuất và phân phối các loại tủ điện, mỗi đơn vị thì có những thế mạnh riêng về từng lĩnh vực. Chúng tôi đã có kinh nghiệm lâu năm trong ngành thiết bị điện lực. Vì vậy quý khách hàng có nhu cầu về tủ điện trung thế, hạ thế, tủ RMU, tủ công tơ cho ngành điện lực thì đến với chúng tôi sẽ là lựa chọn tốt nhất.

Tủ điện chúng tôi phân phối được sản xuất theo quy trình quản lý chất lượng ISO 9001-2008 và các tiêu chuẩn khác của ngành điện Việt Nam. Các thiết bị lắp ráp đều được nhập khẩu từ các thương hiệu nổi tiếng: ABB,LS, Siemens, Schneider… đảm bảo cho công trình điện được lâu bền.

Để biết thêm thông tin chi tiết về máy biến áp và các loại tủ điện quý khách có thể liên hệ số hotline: 0975613163 hoặc gửi thắc mắc vào email: bienapdonganh@hotmail.com để được hỗ trợ tốt nhất

Bài viết hay. Chia sẻ ngay!